Con số gây choáng về máy bay tư nhân của 200 người nổi tiếng
Ngày 22.2, tin từ Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Trà Vinh cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh. Trung tướng Nguyễn Xuân Dắt, Tư lệnh Quân khu 9 và ông Ngô Chí Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Trà Vinh, đồng chủ trì hội nghị. Theo quyết định của Bộ Quốc phòng, đại tá Trương Thanh Phong, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Trà Vinh, được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó tham mưu trưởng Quân khu 9; Đại tá Phan Minh Hưng, Phó sư đoàn trưởng Sư đoàn Bộ binh 330, Quân khu 9, được bổ nhiệm giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Trà Vinh. Tại hội nghị, ông Ngô Chí Cường chúc mừng 2 lãnh đạo quân sự nhận nhiệm vụ công tác mới. Phát biểu nhận nhiệm vụ, đại tá Phan Minh Hưng khẳng định sẽ thực hiện đúng nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, đồng thời kế thừa tinh thần đoàn kết, thống nhất trong đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy để quản lý và điều hành đơn vị hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.Phát biểu tại hội nghị, trung tướng Nguyễn Xuân Dắt mong muốn đại tá Trương Thanh Phong và đại tá Phan Minh Hưng trên cương vị mới sẽ phát huy năng lực, kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác; đồng thời, thường xuyên rèn luyện, nâng cao trình độ, hoàn thành tốt các nhiệm vụ.Xe SUV cỡ nhỏ dưới 600 triệu: Chọn Toyota Raize hay KIA Sonet?
Ngày 26.2, Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký ban hành Nghị định 40 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương còn 22 đơn vị đầu mối, được giao thực hiện 42 nhiệm vụ và quyền hạn, trên 29 lĩnh vực.Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương; Báo Công thương; Tạp chí Công thương là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ. Vụ Chính sách thương mại đa biên được tổ chức 3 phòng; Vụ Phát triển thị trường nước ngoài được tổ chức 6 phòng.Cục Điện lực được hợp nhất từ Cục Điện lực, Năng lượng tái tạo và Cục Điều tiết điện lực. Cục Công thương địa phương, Vụ Tiết kiệm và Phát triển bền vững, Vụ Khoa học và Công nghệ hợp nhất thành Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công.Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ và Vụ Thị trường châu Á - châu Phi được hợp nhất thành Vụ Phát triển thị trường nước ngoài. Vụ Kế hoạch - Tài chính đổi tên thành Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp.Từ 1.3, Bộ Công thương kết thúc mô hình Tổng cục Quản lý thị trường và lập mới Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, bộ máy của Tổng cục Quản lý thị trường và Vụ Thị trường trong nước.Đối với Cục Quản lý thị trường ở các địa phương trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường trước đây, Nghị định 40 của Chính phủ có riêng điều khoản chuyển tiếp. Theo đó, cơ quan quản lý thị trường các cấp tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ đến khi chuyển giao Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh thuộc Tổng cục Quản lý thị trường về UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư.Bộ Công thương chuyển giao nguyên trạng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh thuộc Tổng cục Quản lý thị trường về UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư để thành lập Chi cục Quản lý thị trường, Sở Công thương trước ngày 1.6.Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, cho biết dù chuyển đổi mô hình tổ chức nhưng lực lượng quản lý thị trường vẫn hoạt động, vận hành dưới Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016; nghị định, quy định, thông tư, hướng dẫn, tiêu chuẩn và chính sách cho kiểm soát viên thị trường; tiếp tục thực hiện công tác chuyển ngạch kiểm soát viên thị trường, cấp và theo dõi thẻ kiểm tra thị trường...
Viettel Telecom phổ cập công nghệ WiFi 6 cho doanh nghiệp Việt
Sáng 25.2, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư cầu Trần Hưng Đạo, Tứ Liên và Ngọc Hồi, với tổng mức đầu tư gần 48.000 tỉ đồng.Theo nội dung nghị quyết, 3 cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ thực hiện trong giai đoạn từ 2025 - 2030.Thẩm tra nội dung trên, HĐND TP.Hà Nội cho biết, việc đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo sẽ giảm áp lực giao thông, hoàn thiện mạng lưới kết nối đô thị, trong điều kiện các cầu vượt sông Hồng như Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì đang chịu áp lực giao thông rất lớn, thường xuyên xảy ra ùn tắc giờ cao điểm.Đối với cầu Tứ Liên và đường dẫn 2 đầu cầu, khi xây dựng sẽ cải thiện điều kiện giao thông kết nối qua sông Hồng, thúc đẩy quá trình đô thị hóa khu vực làm tiền đề cho việc thực hiện chủ trương giãn dân số, giảm áp lực giao thông trong khu vực trung tâm Hà Nội.Còn việc xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường đầu cầu sẽ hoàn thiện theo quy hoạch tuyến đường Vành đai 3,5 của thành phố theo quy hoạch giao thông. Khi hoàn thiện cầu Ngọc Hồi và tuyến đường 3,5 tránh được tình trạng phương tiện đi về phía bắc, tây bắc phải đi qua nội thành.Theo tờ trình của UBND TP.Hà Nội, cầu Trần Hưng Đạo có chiều dài khoảng 5,6 km, điểm đầu tại khu vực đường Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông (Q.Hoàn Kiếm), điểm cuối kết nối với phố Vũ Đức Thuận (Q.Long Biên).Cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng có kết cấu vòm gồm 6 nhịp, rộng 43 m, đảm bảo 6 làn xe cơ giới. Đường dẫn 2 đầu cầu rộng khoảng 30 m, với tổng chiều dài khoảng 2,25 km.Dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo khoảng gần 16.000 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025 - 2027.Cầu Tứ Liên và đường 2 đầu cầu từ nút giao đường Nghi Tàm đến nút giao đường Trường Sa với chiều dài khoảng 5,15 km. Dự án nằm trên địa bàn Q.Tây Hồ, Q.Long Biên và H.Đông Anh.Dự án gồm nhiều hạng mục, trong đó cầu Tứ Liên vượt sông Hồng có chiều dài 1 km, rộng 43 m; cầu vượt sông Đuống dài 0,3 km, rộng 44 m. Cạnh đó, cầu dẫn phía Q.Tây Hồ dài 1,4 km, rộng từ 27,5 - 44 m; cầu dẫn phía H.Đông Anh dài khoảng 0,4 km, rộng 35 m.Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn 2 đầu cầu có tổng mức đầu tư hơn 20.000 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025 - 2027.UBND TP.Hà Nội cũng trình HĐND thành phố thống nhất chủ trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định giao UBND TP.Hà Nội làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn 2 đầu cầu.Tổng chiều dài cầu Ngọc Hồi (nằm trên tuyến đường Vành đai 3,5 của Hà Nội) và đường dẫn 2 đầu cầu khoảng 7,5 km. Trong đó, chiều dài cầu chính và cầu dẫn 7,2 km, rộng 33 m; đường dẫn đầu cầu phía Hưng Yên khoảng 300 m, rộng 60 m.Hà Nội dự kiến tổng mức đầu tư dự án khoảng 11.800 tỉ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố và T.Ư. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025 - 2030.
Giáo viên Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho rằng đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sớm hơn là chưa hợp lý với năm học này. Theo ông Chính, từ đầu năm học 2024-2025 Bộ GD-ĐT đã công bố kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 và 27.6. Do đó sự thay đổi khi mà kỳ thi chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc sẽ làm xáo trộn tâm lý của học sinh và kế hoạch giảng dạy của thầy cô phải rút ngắn hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, ông Chính nói, phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tháng 6, ngay sau khi kết thúc năm học là hợp lý nhưng nên áp dụng vào năm học sau. Trước lý giải đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố, giáo viên này cho rằng không đúng quan điểm. Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính tinh gọn để hiệu quả hơn mà nay các sở GD-ĐT lại đề xuất thi sớm để giữ "ê kip cũ" vì lo ngại vấn đề "kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế" có chăng gây hoang mang cho toàn ngành và xã hội. "Tôi cho rằng mọi điều chỉnh, thay đổi thì cần có kế hoạch ngay từ đầu năm học chứ không nên 'đào kênh rẽ nước' làm ảnh hưởng đến hàng triệu thí sinh trên cả nước trước kỳ thi quan trọng mang tính quốc gia", giáo viên Trường THPT Nguyễn Du bày tỏ quan điểm...Trong khi đó, giáo viên Phan Thế Hoài, dạy ngữ văn ở Q.Bình Tân (TP.HCM) cho hay ủng hộ đề xuất của TP.HCM và một số tỉnh về việc thi tốt nghiệp THPT vào đầu tháng 6. Bởi vì, thầy và trò đã quen với các dạng đề thi minh họa, tham khảo do Bộ GD-ĐT cung cấp từ năm 2023, 2024. Cùng với đó, nếu kỳ thi này được tổ chức sớm thì giáo viên sẽ có thêm thời gian nghỉ hè.Bên cạnh đó, thầy Hoài cũng nói, theo Thông tư 29, học sinh được học thêm ở trường 2 tiết/môn/tuần thì việc ôn tập kéo dài cũng không có mấy hiệu quả. Tốt nhất là học sinh vừa học vừa tự ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên theo yêu cầu cần đạt của chương trình là có thể làm bài tốt.Cũng vẫn là những tranh luận trước việc nên hay không nên đẩy thời gian thi tốt nghiệp THPT lên sớm hơn so với dự kiến, một giáo viên lịch sử tại Q.Bình Tân (TP.HCM) nói rằng: "Đã học thì phải tự giác và có ý thức ngay từ năm lớp 10. Không để chờ đến cuối tháng 6 mới thi mới học. Nhiều học sinh đến lớp ôn tập nhưng không học. Thi sớm để các em có ý thức học tập hơn".Tuy nhiên, giáo viên Nguyễn Thành Nhân (Q.7, TP.HCM) cho rằng nếu tổ chức thi sớm để học sinh có ý thức hơn là chưa thực sự hợp lý, bởi ý thức học tập không chỉ phụ thuộc vào thời gian tổ chức kỳ thi mà còn do cách giáo dục và định hướng từ trước. Học sinh lớp 12 đang theo chương trình mới từ lớp 10, phải đối mặt với lượng kiến thức lớn và sự thay đổi giữa sách cũ – mới, nếu đột ngột thi sớm hơn sẽ khiến các em không đủ thời gian ôn tập, gây áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả. Không thể đánh đồng tất cả học sinh với một số ít bạn không tập trung trong giờ ôn tập để thay đổi thời gian sớm hơn.Từ đó, giáo viên này cho rằng: "Học sinh cần thời gian ôn luyện, nâng cao... Chưa kể cấu trúc đề thi mới khác hơn mấy năm về trước, các em thật sự rất cần thời gian để ôn thi tốt nghiệp THPT, nhất là giai đoạn này".Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Nên thi sớmGiữ nguyên lịch thi dự kiếnÝ kiến khác
Sao HAGL khoe con lai Tây cực đáng yêu trên sân bóng
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh được thực hiện đến hết ngày 30.6.2025. Kể từ ngày 1.7.2025, người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc sử dụng mã số thuế theo quy định tại Điều 35 luật Quản lý thuế thực hiện sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế. Theo đó, mã số thuế dành cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân là mã số thuế do cơ quan thuế cấp là số định danh cá nhân do Bộ Công an cấp theo quy định của pháp luật về căn cước đối với trường hợp sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế theo quy định.Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam do Bộ Công an cấp theo quy định của pháp luật về căn cước là dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số được sử dụng thay cho mã số thuế của người nộp thuế là cá nhân, người phụ thuộc quy định tại điểm k, l, n khoản 2 Điều 4 Thông tư này. Người nộp thuế tại điểm k, l, n khoản 2 Điều 4 Thông tư 86/2024 bao gồm cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân (trừ cá nhân kinh doanh); cá nhân là người phụ thuộc theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khác có nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đồng thời, số định danh cá nhân của người đại diện hộ gia đình, đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cũng được sử dụng thay cho mã số thuế của hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đó.